Những điều cần biết về Giấy phép kinh doanh

181 lượt xem

Giấy Phép Kinh Doanh Là Gì?

Giấy phép kinh doanh hay còn gọi là Giấy phép con, là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp cho các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một trong những điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh là cá nhân/tổ chức phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây cũng là hai khái niệm khác nhau mà bạn đọc cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

Một số loại giấy phép kinh doanh phổ biến

“Giấy phép kinh doanh” sẽ được cấp dưới các hình thức như: giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.

Tuỳ vào ngành nghề hoạt động mà cá nhân, tổ chức phải tiếp tục thực hiện thủ tục xin giấy phép con, chẳng hạn như:

  • Ngành văn hóa thông tin: giấy phép thực hiện quảng cáo, giấy phép hoạt động karaoke, vũ trường, giấy phép treo biển quảng cáo…
  • Ngành thương mại: giấy phép kinh doanh thuốc lá, giấy phép kinh doanh rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu…
  • Ngành nghề kinh doanh du lịch, lữ hành: Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Ngành công nghiệp: giấy phép khảo sát, khai thác, chế biến khoáng sản; giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, quyết định cho phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp….
  • Ngành tài chính, ngân hàng: giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, giấy phép hoạt động và kinh doanh chứng khoán…
  • Ngành nghề khách sạn, nhà hàng, nhà ở, quán karaoke, cửa hàng xăng dầu: Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy …;
  • Ngành nghề, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thực phẩm: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP…;
  • Kinh doanh dịch vụ bảo vệ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự…

Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh

Để xin giấy phép kinh doanh, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị xin giấy phép kinh doanh có điều kiện;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao điều lệ công ty;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu doanh nghiệp/cổ đông sáng lập/thành viên góp vốn;
  • Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của người trực tiếp điều hành đối với lĩnh vực hoạt động;
  • Các loại văn bản, tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh đối với từng ngành, nghề cụ thể.

Lưu ý:

Đối với các ngành, nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về thông tin giấy tờ, văn bản liên quan đi kèm khác nhau. Chẳng hạn, khi xin giấy phép phòng cháy chữa cháy, hồ sơ sẽ cần thêm các văn bản, tài liệu liên quan như: bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương án chữa cháy… 

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu

Mỗi ngành, nghề kinh doanh khác nhau sẽ có những yêu cầu về điều kiện khác nhau, do đó cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ và quy trình xét duyệt giấy phép cũng sẽ có sự khác biệt. 

Chẳng hạn, nếu xin giấy chứng nhận ATTP sẽ do Bộ Công thương, Bộ Y tế hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp. Giấy phép PCCC sẽ do Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an hoặc Phòng Cảnh sát PCCC cấp.

Thời hạn giấy phép kinh doanh

Hầu hết các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể sẽ căn cứ vào ngành nghề cũng như loại giấy phép. Khi giấy phép hết hạn, cá nhân/tổ chức bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới để tiếp tục hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.

Ví dụ:

➧ Giấy phép PCCC có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp;

➧ Giấy phép VSATTP có thời hạn 3 năm kể từ ngày cấp.

 

Xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh;

b) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng giấy phép kinh doanh;

c) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;

b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;

c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;

d) Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

Lý do lựa chọn dịch vụ làm giấy phép kinh doanh tại Đông Nam Á

Giấy phép kinh doanh là yếu tố then chốt để doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và phát triển bền vững tại Việt Nam. Việc hiểu rõ quy trình và điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro pháp lý và tiết kiệm thời gian. Hãy lựa chọn dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp tại Đông Nam Á theo Hotline: 0962 220 666, đảm bảo mọi thủ tục được hoàn thiện một cách nhanh chóng và chính xác.

  • Kinh Nghiệm Và Chuyên Môn: Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm và am hiểu pháp luật.
  • Tiết Kiệm: Giúp quý khách hàng hoàn thành các thủ tục nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và tối đa chi phí
  • Hỗ Trợ Toàn Diện: Tư vấn toàn diện từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận giấy phép kinh doanh.
  • Bảo Mật Thông Tin: Đảm bảo bảo mật tuyệt đối mọi thông tin của khách hàng.

''Công ty Đông Nam Á chuyên tư vấn nhập cảnh cho người nước ngoài tại Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn quy trình và thủ tục xin công văn nhập cảnh, thẻ tạm trú và Visa Việt Nam với mức phí tư vấn tiết kiệm."

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *